Trang chủ » Van bướm điều khiển điện là gì? Cấu tạo, nguyên lý, ứng dụng

Van bướm điều khiển điện là gì? Cấu tạo, nguyên lý, ứng dụng

Van bướm điều khiển điện là thiết bị dùng để đóng mở, kiểm soát dòng chảy lưu chất trong hệ thống. Với khả năng điều khiển dòng chảy chính xác, hoạt động tự động, van bướm điện trở thành một phần quan trọng trong nhiều hệ thống khác nhau. Để tìm hiểu chi tiết hơn về van bướm điều khiển điện là gì? hãy tham khảo ngay bài viết chia sẻ dưới đây của Van Hải Phát.

Van bướm điều khiển điện là gì?

Van bướm điều khiển điện hay van bướm điện, van bướm điều khiển bằng điện (Electric Actuated Butterfly Valve) là loại van bướm cơ học kết hợp với bộ điều khiển điện để thực hiện đóng mở, kiểm soát, điều tiết dòng chảy lưu chất. Van hoạt động tự động dựa trên nguyên lý chuyển đổi điện năng thành động năng. Khi cung cấp điện áp phù hợp như 24V, 220V, 380V, động cơ điện tạo ra momen xoắn truyền đến trục van, giúp van đóng mở hoàn toàn hoặc điều chỉnh theo các góc để kiểm soát dòng chảy.

van bướm điều khiển điện là gì

Van bướm điện thường chế tạo từ nhiều vật liệu như inox, gang, nhựa… với cách thức điều khiển gồm chế độ ON/OFF hoặc đóng mở tuyến tính theo góc. Kiểu kết nối van khá đa dạng, có thể là wafer, tai bích, mặt bích, kích thước phổ thông từ DN50 – DN300. Dòng van này hiện được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công nghiệp và dân dụng, điển hình như hệ thống nước sạch, nước thải, hệ thống khí nén, hệ thống hơi, hệ thống PCCC….

Van bướm điều khiển bằng điện hiện đang được Van Hải Phát nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, kèm theo đầy đủ hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Sản phẩm có sẵn tại kho với đa dạng mẫu mã, chủng loại, kích cỡ, được bảo hành chính hãng trong 12 tháng, đảm bảo giá thành cạnh tranh nhất trên thị trường.

Cấu tạo van bướm điều khiển điện

Van bướm điều khiển điện có cấu tạo bao gồm 2 bộ phận chính: Thân van bướm và bộ điều khiển điện (thiết bị truyền động điện).  

1. Thân van bướm

  • Thân van (body): Bộ phận này có chức năng bảo vệ các chi tiết bên trong. Thân van bướm thường được chế tạo từ các vật liệu như gang, inox, nhựa… kết nối với đường ống thông qua mặt bích, tai bích, wafer.
  • Đĩa van: Bộ phận này có nhiệm vụ trực tiếp đóng/mở, kiểm soát và điều tiết dòng chảy lưu chất. Đĩa van thường được làm từ các vật liệu cứng và bền như gang, inox.
  • Trục van: Bộ phận này truyền lực từ thiết bị điều khiển đến đĩa van, giúp điều khiển đĩa van đóng/mở và điều tiết lưu chất. Một đầu của trục van gắn cố định với đĩa van, đầu còn lại được thiết kế đặc biệt để kết nối với bộ điều khiển điện. Trục van cần có độ bền cao nên thường được chế tạo từ inox hoặc thép.
  • Gioăng làm kín: Bộ phận này đảm bảo độ kín cho các mối kết nối, như giữa van và đường ống. Gioăng thường được làm từ cao su, chì, nhựa teflon….

2. Bộ điều khiển điện

  • Thân vỏ: Bộ phận bên ngoài bảo vệ linh kiện và bảng mạch bên trong của bộ điều khiển điện. Vỏ thường làm từ hợp kim nhôm, đạt tiêu chuẩn IP67, IP68, mang lại khả năng chống nước và bụi hiệu quả.
  • Mô tơ điện: Đây là bộ phận chuyển đổi điện năng thành động năng để điều khiển van. Mô tơ hoạt động với các mức điện áp thông dụng như 220V, 24V hoặc 380V, tùy theo yêu cầu và cơ sở hạ tầng sử dụng.
  • Bánh răng truyền động: Bánh răng nhận động năng từ mô tơ và truyền động đến trục van bướm. Bộ phận này thường được chế tạo từ nhựa chịu lực hoặc thép có độ bền cao.
  • Công tắc hành trình: Bộ phận này có nhiệm vụ giám sát chu trình vận hành của van và tự động ngắt điện cấp vào mô tơ khi van hoàn tất một chu trình.
  • Bảng mạch điện tử: Đây là bộ phận nhận nguồn điện và tín hiệu điều khiển để cung cấp cho mô tơ điện, đồng thời truyền tải tín hiệu đầu ra đến thiết bị giám sát và điều khiển.
  • Các bộ phận hỗ trợ khác: Bao gồm các thiết bị hiển thị trạng thái đóng mở bằng màu sắc, tay quay phụ….

Nguyên lý hoạt động của van bướm điều khiển điện

Van bướm điều khiển điện hoạt động theo nguyên lý đòn bẩy, có nghĩa là dùng lực tác động để đóng mở đĩa van, cho phép hoặc ngăn chặn lưu chất đi qua. Tuy nhiên, do lực tác động này là điện năng nên hoạt động đóng mở nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với sử dụng lực tác động của con người.

Điểm khác biệt là động cơ điện có 2 dạng ON/OFF và tuyến tính với cách thức hoạt động khác nhau. Cụ thể:

  • Van bướm điện ON/OFF

Ban đầu, van ở vị trí đóng. Khi cấp nguồn điện phù hợp cho van, mô tơ điện hoạt động tạo ra lực tác động làm van xoay một góc 90 độ, chuyển từ trạng thái đóng sang mở. Khi van mở hết 1 hành trình, rơ le trong mô tơ điện sẽ tự động ngắt điện. Lúc này van dừng ở trạng thái mở hoàn toàn.

Để đóng van, cần cấp điện cho bộ điều khiển. Lúc này trục van tác động khiến đĩa van quay về vị trí đóng ban đầu, ngăn chặn lưu chất đi qua van. Khi van đóng hoàn toàn, công tắc hành trình sẽ ngắt điện để đảm bảo an toàn.

  • Van bướm điện tuyến tính

Đối với dạng tuyến tính, nguyên lý hoạt động phức tạp hơn. Nguồn điện trước khi cấp vào bảng mạch mô tơ điện sẽ được kiểm soát bằng bộ điều khiển tín hiệu analog.

Bộ điều khiển tuyến tính không chỉ nhận nguồn điện mà còn nhận tín hiệu điều khiển 4~20mA hoặc 0-10V, tương ứng với các góc đóng mở mà người dùng mong muốn. Khi cần điều khiển van, người vận hành chỉ cần gửi tín hiệu analog tương ứng với góc mở cần thiết, động cơ sẽ tự động điều chỉnh van đến vị trí tương ứng.  

Phân loại van bướm điều khiển điện

Van bướm inox điều khiển điện

Van bướm inox điện có thân van chế tao từ inox 304, 316 cao cấp. Đây là vật liệu có độ bền cao, khả năng chống ăn mòn hiệu quả. Van bướm inox điều khiển bằng điện có thể hoạt động tốt trong môi trường có nhiệt độ cao lên đến 180 độ C, áp suất lớn PN16 hoặc trong môi trường độc hại, có tính ăn mòn.

van bướm inox điều khiển điện

Hiện nay, van bướm điều khiển điện inox được sử dụng trong các nhà máy hóa chất, xử lý nước thải, ngành công nghiệp chế biến dược phẩm, thực phẩm, đồ uống….

Van bướm gang điều khiển điện

Đây là dòng van bướm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Van có phần thân chế tạo từ chất liệu gang, có giá thành rẻ, độ bền tốt. Bên ngoài thân van phủ thêm lớp sơn Epoxy giúp chống tác động từ bên ngoài.

van bướm gang điều khiển điện

Van bướm gang điều khiển bằng điện có 2 loại chính là van bướm điện thân gang cánh gang và van bướm điện thân gang cánh inox. Dòng van này chủ yếu sử dụng trong các hệ thống nước. Điển hình như hệ thống cấp thoát nước tại các khu dân cư, khu công nghiệp, hệ thống PCCC, hệ thống HVAC…

Van bướm mặt bích điều khiển điện

Van này có thiết kế 2 mặt bích ở 2 bên để kết nối với đường ống. Do mặt bích được sản xuất theo các tiêu chuẩn khác nhau như BS, JIS…nên cần lựa chọn mặt bích van có tiêu chuẩn tương ứng với mặt bích đường ống mới có thể lắp đặt.

Mặt bích là phương thức kết nối chắc chắn, an toàn. Khi lắp đặt, thường bổ sung thêm gioăng ở giữa mặt bích van và mặt bích đường ống để đảm bảo độ kín, chống rung, chống ồn khi hoạt động.

Van bướm mặt bích điều khiển điện thường sử dụng cho các hệ thống đường ống có nhiệt độ cao, áp suất lớn, kích cỡ từ DN50 trở lên.

Ứng dụng van bướm điện phổ biến hiện nay

ứng dụng van bướm điện

Các hệ thống phổ biến lắp đặt van bướm điều khiển điện bao gồm:

  • Hệ thống cung cấp nước sạch, nước sinh hoạt, nước thải…
  • Nhà máy thủy điện
  • Hệ thống cung cấp nước tưới tiêu, chăn nuôi…
  • Hệ thống phòng cháy chữa cháy
  • Công nghiệp đóng tàu
  • Công nghiệp bột giấy, giấy, sản xuất gỗ
  • Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm, đồ uống 
  • Hệ thống hoá chất, dẫn xăng dầu
  • …..

Đánh giá ưu nhược điểm van bướm điều khiển điện

Ưu điểm

So với các loại van bướm truyền thống như tay gạt, tay quay, van bướm điều khiển điện có nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Cụ thể:

  • Khả năng tự động đóng mở, điều tiết dòng chảy linh hoạt, giúp tối ưu hóa quá trình vận hành, tiết kiệm thời gian và công sức.
  • Cấu tạo đơn giản, dễ dàng lắp đặt và thuận tiện trong sử dụng.
  • Sử dụng điện áp đa dạng, như 220V, 24V, 380V, đáp ứng nhu cầu của nhiều hệ thống.
  • Khi hết chu trình hoạt động, công tắc hành trình sẽ ngắt điện nên không bị ngâm điện.
  • Môi trường sử dụng đa dạng, từ chất lỏng, khí, hơi…
  • Kích cỡ sẵn có từ DN50 – DN300, phù hợp lắp đặt cho các hệ thống lớn nhỏ khác nhau.
  • Van đóng mở chậm, thường từ 10 – 15 giây nên không gây sốc áp trong đường ống, giúp ngăn chặn hiện tượng búa nước.
  • Phần thân van và bộ điều khiển đạt chuẩn IP67, IP68 nên có thể sử dụng an toàn cả ngoài trời.
  • Van có thể gửi tín hiệu về phòng điều hành, giúp người vận hành dễ dàng kiểm soát tình trạng đóng mở hay điều tiết dòng chảy.
  • Trong trường hợp gặp sự cố, van bướm điều khiển điện có thể tự ngắt điện và báo tín hiệu để kịp thời khắc phục, xử lý.
  • Van tích hợp thêm bộ phận tay quay để đóng mở trong trường hợp mất điện đột ngột.
  • Giá thành van rẻ hơn các loại van điều khiển điện khác cùng kích cỡ như van bi điện, van cầu điện, van cổng điện.

Nhược điểm

  • Phải luôn cung cấp điện áp để van hoạt động.
  • Thời gian đóng mở của van tương đối chậm (10 – 20 giây).
  • Chỉ có kích thước từ DN50 trở lên, do đó không thể sử dụng cho các đường ống có kích thước dưới DN50.
  • Trong trường hợp mất điện đột ngột, van không tự động trở về trạng thái ban đầu mà cần sử dụng tay quay để điều chỉnh.

Trên đây là chi tiết về nội dung van bướm điều khiển điện là gì, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bướm điện. Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích về dòng van này. Nếu quý khách cần tư vấn cụ thể hơn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0961 882 338.

XEM THÊM:

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Van khí nén là gì? Cấu tạo, nguyên lý làm việc, phân loại?

Van khí nén là gì? Cấu tạo, nguyên lý làm việc, phân loại?

Đăng vào ngày: 05/03/2025

Để một hệ thống khí nén hoặc các thiết bị điều khiển khí nén hoạt động ổn định, hiệu quả, đảm bảo chính xác thì van khí nén là thiết bị không thể thiếu. Vậy van khí nén là gì? Có các loại van khí nén nào? Cùng Van Hải Phát tìm hiểu chi tiết […]

Xem thêm
Van khóa nước 2 chiều là gì? Đặc điểm, phân loại, tính ứng dụng?

Van khóa nước 2 chiều là gì? Đặc điểm, phân loại, tính ứng dụng?

Đăng vào ngày: 04/03/2025

Hiện nay, khi nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng cao, sự ra đời và phát triển của van khóa nước 2 chiều đã trở thành giải pháp quan trọng trong quản lý và kiểm soát nguồn nước hiệu quả. Thiết bị này có vai trò như một “người quản lý” dòng chảy, giúp […]

Xem thêm
Van điện từ khí nén là gì? Cấu tạo, phân loại và ứng dụng?

Van điện từ khí nén là gì? Cấu tạo, phân loại và ứng dụng?

Đăng vào ngày: 15/02/2025

Van điện từ khí nén là thiết bị điều khiển lưu lượng dòng chảy khí, cho phép phân chia một luồng khí thành nhiều đường dẫn khác nhau bằng cách sử dụng từ trường sinh ra từ cuộn coil điện để điều khiển van đóng mở. Vậy van điện từ khí nén là gì? hãy […]

Xem thêm
Van điện từ 220V là gì?  Phân loại, đặc điểm, ứng dụng

Van điện từ 220V là gì? Phân loại, đặc điểm, ứng dụng

Đăng vào ngày: 23/01/2025

Van điện từ 220V là dòng van thông dụng nhất hiện nay, hoạt động tự động với điện áp 220V. Đây cũng chính là nguồn điện lưới quốc gia nên có thể dễ dàng lắp đặt van ở nhiều vị trí. Vậy van điện từ 220V là gì? Cấu tạo, phân loại và ứng dụng […]

Xem thêm
zaloChat Zalo Địa chỉ