Van chặn là gì? Đánh giá ưu nhược điểm của van chặn
Van chặn là một trong những loại van công nghiệp thiết yếu, có vai trò quan trọng trong các hệ thống lưu chất. Van được lắp đặt trong hệ thống ống dẫn với nhiệm vụ chính là kiểm soát dòng chảy, ngăn chặn hoặc cho phép lưu chất đi qua. Để hiểu rõ hơn về van chặn, hãy cùng Vaninox Hải Phát tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Thông tin cơ bản về van chặn
Van chặn hay còn gọi là van cổng, van cửa, van hai chiều, van chặn nước… được lắp đặt trên đường ống với mục đích chính là ngăn chặn hoặc cho phép lưu chất đi qua mà không làm ảnh hưởng đến lưu lượng và tốc độ dòng chảy. Loại van này có thể lắp đặt theo cả hai chiều mà không ảnh hưởng đến quá trình vận hành.

Van có thiết kế với hai dạng chính là dạng ty nổi và dạng ty chìm. Thông thường, van cổng được chế tạo từ hợp kim cứng như inox, gang, thép, đồng nên có khả năng chịu lực tốt và hoạt động ổn định trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Bên ngoài thân van được phủ một lớp sơn epoxy cao cấp giúp chống lại các tác động của môi trường, ngăn ngừa rỉ sét, đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ.
Phương thức vận hành chủ yếu của van chặn là bằng tay quay vô lăng. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mà không yêu cầu kỹ thuật cao. Tuy nhiên, đối với các hệ thống lớn và tự động hóa, có thể sử dụng phương thức điều khiển tự động bằng điện hoặc khí nén để tiết kiệm thời gian và công sức.
Hiện nay, có thể dễ dàng bắt gặp van cổng được lắp đặt trong nhiều hệ thống khác nhau như hệ thống cấp thoát nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống khí nén, nhà máy thủy điện, nhiệt điện, hệ thống bơm…. Van được sản xuất với nhiều kích thước từ DN15 – DN300, kết nối với đường ống thông qua ren hoặc mặt bích.
Thông số kỹ thuật chung
- Kích thước: DN15 – DN300
- Chất liệu van: Inox, gang, thép, đồng
- Gioăng kín: PTFE, EPDM
- Áp lực: PN10, PN16
- Nhiệt độ: 180 độ C
- Kiểu kết nối: Nối ren, mặt bích
- Tiêu chuẩn: JIS, BS
- Dạng vận hành: Tay quay vô lăng, điều khiển điện, khí nén
- Môi trường lưu chất sử dụng: Chất lỏng, khí, hơi…
- Xuất xứ: Trung Quốc, Hàn Quốc
- Bảo hành: 12 tháng
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của van chặn
Cấu tạo

Một van chặn hoàn chỉnh có cấu tạo bao gồm các bộ phận cơ bản sau:
- Thân van: Đây là phần bên ngoài, có chức năng cố định và bảo vệ các thành phần bên trong. Thân van tiếp xúc trực tiếp với lưu chất và chịu ảnh hưởng từ môi trường, do đó thường được làm từ chất liệu có độ bền cao như inox, gang, đồng, thép,… Bên ngoài thân van phủ một lớp sơn epoxy chống rỉ sét. Thân van kết nối với đường ống qua mặt bích hoặc ren.
- Trục van: Còn được gọi là trục ty, kết nối bộ phận điều khiển với đĩa van. Trục van có hai loại: ty nổi và ty chìm. Với chức năng truyền động và chịu lực lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của van nên trục van được chế tạo từ kim loại cứng như inox hoặc thép không gỉ.
- Đĩa van: Đây là bộ phận quan trọng nhất, có chức năng đóng mở và kiểm soát dòng chảy lưu chất. Đĩa van chịu áp lực trực tiếp từ dòng chảy nên được làm từ chất liệu bền, chống ăn mòn tốt. Đĩa van kết nối với trục ty và di chuyển lên xuống theo trục ty: khi trục van nâng lên, đĩa van cũng di chuyển lên, van mở cho phép lưu chất đi qua, khi trục van hạ xuống, đĩa van đóng lại ngăn chặn lưu chất đi qua.
- Nắp van: Nằm bên ngoài và chế tạo cùng chất liệu với thân van. Nắp van thường được gắn với thân van thông qua ren hoặc bulong, giúp dễ dàng tháo lắp để kiểm tra, vệ sinh và bảo trì bên trong van.
- Gioăng làm kín: Được chế tạo từ vật liệu có độ đàn hồi cao như PTFE, EPDM, gioăng này có chức năng ngăn lưu chất rò rỉ, đảm bảo độ kín hoàn toàn.
- Bộ phận điều khiển: Bộ phận này có chức năng điều khiển hoạt động đóng, mở van. Van chặn nước có thể điều khiển vận hành bằng nhiều phương thức như tay quay vô lăng, điều khiển bằng điện, điều khiển khí nén.
Nguyên lý hoạt động
Van chặn hoạt động theo nguyên lý như sau:
Ở trạng thái ban đầu, đĩa van đóng hoàn toàn, ngăn không cho lưu chất đi qua. Để mở van, người vận hành chỉ cần xoay tay quay vô lăng theo chiều kim đồng hồ hoặc cung cấp khí nén hoặc nguồn điện phù hợp. Lực momen xoắn sẽ tác động lên trục van, trục van di chuyển kéo theo đĩa van di chuyển theo, tạo ra khoảng trống cho phép lưu chất di chuyển qua mà không ảnh hưởng đến lưu lượng và áp lực dòng chảy.
Khi muốn đóng van, người vận hành chỉ cần xoay tay quay vô lăng theo chiều ngược lại hoặc ngừng cung cấp khí nén hay điện. Lúc này, lực momen xoắn sẽ tác động ngược lên trục van, khiến trục quay theo chiều ngược lại, đẩy đĩa van trở về vị trí ban đầu, ngăn lưu chất đi qua.
Với thiết kế đĩa van nâng lên hạ xuống giống như một cánh cổng, thiết bị này chỉ phù hợp sử dụng để đóng mở, không thích hợp để điều tiết dòng chảy.
Đánh giá ưu nhược điểm của van chặn
Ưu điểm
Van chặn là loại van có kết cấu vững chắc, ứng dụng hiệu quả trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Thiết bị này được ưa chuộng rộng rãi nhờ các ưu điểm nổi bật sau:
- Khả năng ngăn chặn hoặc cho phép lưu chất đi qua mà không làm giảm lưu lượng và tốc độ dòng chảy, giúp duy trì năng suất làm việc cao.
- Được chế tạo từ các vật liệu cao cấp như gang, inox, thép, đồng nên van có độ bền cao, chịu được áp lực dòng chảy lớn, nhiệt độ cao, khả năng chống ăn mòn tốt, tuổi thọ sử dụng lâu dài.
- Cấu trúc chắc chắn, thiết kế đơn giản, hiện đại, giúp dễ dàng vận chuyển và lắp đặt.
- Có thể lắp đặt van theo cả hai chiều dòng chảy.
- Thời gian đóng mở chậm, giúp đảm bảo an toàn cho hệ thống và tránh hiện tượng búa nước.
- Phương thức vận hành đa dạng như tay quay, điều khiển điện, khí nén, phù hợp với nhiều quy mô hệ thống và nhu cầu sử dụng khác nhau.
- Quá trình lắp đặt nhanh chóng, dễ dàng với các hình thức như mặt bích, nối ren, đảm bảo chắc chắn, không gây rò rỉ lưu chất ra ngoài.
- Quá trình tháo lắp đơn giản, không đòi hỏi chuyên môn cao, thuận tiện cho việc bảo dưỡng, sửa chữa và vệ sinh hệ thống.
Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm thì van chặn cũng có một số nhược điểm cần chú ý như:
- Chỉ sử dụng để đóng mở, không sử dụng với mục đích điều tiết vì có thể gây hư hỏng đĩa van.
- Dòng van cổng ty nổi có thiết kế cồng kềnh, vì thế cần phải có 1 không gian đủ rộng mới có thể lắp đặt được van này.
- Thời gian đóng mở chậm nên không thể sử dụng trong các trường hợp yêu cầu đóng mở nhanh.
Một số loại van chặn phổ biến hiện nay
Van chặn ty nổi
Đây là loại van có thiết kế với trục ty nhô ra ngoài, giúp người vận hành dễ dàng quan sát trạng thái đóng mở của van. Khi ty van nhô cao, van đang ở trạng thái mở; khi ty van hạ xuống, đồng nghĩa với van đóng.

Một ưu điểm nổi bật của van chặn ty nổi là trục ty nằm bên ngoài, không tiếp xúc trực tiếp với lưu chất, không phải chịu áp lực từ dòng chảy, do đó không bị mài mòn bởi ma sát.
Tuy nhiên, ty van sẽ tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân môi trường như nắng, mưa, gió, bụi, bẩn… dẫn đến hư hỏng hoặc gỉ sét, gây trở ngại cho quá trình vận hành van. Ngoái ra, khi lắp đặt van cần một khoảng không gian rộng.
Xem ngay: Các loại van cổng ty nổi sẵn hàng tại Van Inox HP
Van chặn ty chìm
Dòng van này có ty van nằm sâu bên trong thân, điều này khiến người vận hành không thể quan sát trạng thái đóng mở van từ bên ngoài. Để xác định, cần xoay vô lăng để kiểm tra vị trí van đang đóng hay mở.

Van chặn ty chìm được chia thành hai loại chính: loại tay quay (thường sử dụng ngoài trời) và loại nắp chụp (phù hợp với hệ thống ngầm).
Một ưu điểm nổi bật của van này là kích thước không thay đổi dù van ở trạng thái đóng hay mở, giúp tiết kiệm không gian lắp đặt. Thiết kế ty chìm còn giúp bảo vệ ty van khỏi các tác nhân môi trường như mưa, nắng, bụi bẩn….
Tuy nhiên, nhược điểm là ty van tiếp xúc trực tiếp với lưu chất, có thể dẫn đến hiện tượng ăn mòn do ma sát, hóa chất, áp lực dòng chảy.
Van chặn dạng dao
Dòng van này có thiết kế nhỏ gọn và mỏng, giống như một lưỡi dao, thích hợp để lắp đặt ở những vị trí hẹp với không gian hạn chế. Van có độ bền khá cao và khả năng chịu được áp lực lớn.

Van dao được sử dụng trong nhiều môi trường lưu chất khác nhau, kể cả môi trường lưu chất chứa tạp chất, chất sệt, hoặc dạng bột….
Van chặn nắp chụp
Dòng van chặn nắp chụp hoạt động tương tự như các loại van chặn thông thường, nhưng khác biệt ở chỗ không có tay quay vô lăng cố định. Thay vào đó, van được trang bị nắp chụp và thường được lắp đặt ngầm dưới đất. Khi cần sử dụng thì gắn vô lăng để điều chỉnh van.
Van chặn tay quay vô lăng
Dòng van này vận hành thủ công bằng tay quay vô lăng. Khi muốn đóng mở van, người vận hành chỉ cần quay tay quay theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại. Phương thức điều khiển này khá đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí lắp đặt và năng lượng tiêu thụ.
Van chặn điều khiển điện

Van hoạt động thông qua bộ điều khiển điện. Người dùng chỉ cần cung cấp nguồn điện thích hợp như 24V, 220V hoặc 380V để van hoạt động tự động. Loại van này cho phép điều khiển từ xa và có thể vận hành đồng thời nhiều thiết bị với độ chính xác cao. Nhờ đó, có thể lắp đặt van ở những vị trí khó tiếp cận như trên cao, dưới sâu, hoặc trong môi trường độc hại.
Tuy nhiên, nhược điểm của van chặn điều khiển điện là chi phí tương đối cao và tiêu tốn năng lượng điện.
Van chặn điều khiển khí nén
Đây cũng là dòng van hoạt động tự động bằng bộ điều khiển khí nén. Bộ khí nén được lắp đặt với trục van, để đóng mở van, người vận hành chỉ cần bật nút điều khiển, một lượng khí nén được truyền đến trục van làm trục van di chuyển lên xuống để đóng hoặc mở van.
Tương tự như van cổng điện, van chặn khí nén cũng được sử dụng để lắp đặt ở các vị trí như dưới sâu, trên cao, môi trường độc hại như hoá chất….
Van chặn nối ren
Dòng van này có thiết kế các đầu ren để liên kết với đường ống. Tuy nhiên, các mối nối ren thường yếu hơn các kiểu kết nối khác nên chỉ thích hợp với các hệ thống có áp lực thấp, kích thước nhỏ hơn DN50.
Van chặn mặt bích
Van có thiết kế mặt bích tại các đầu van để kết nối với đường ống. Mỗi loại mặt bích thường tuân theo các tiêu chuẩn khác nhau, do đó khi lắp đặt cần lựa chọn tiêu chuẩn kết nối phù hợp với đường ống. Phương thức kết nối mặt bích rất chắc chắn, giúp tránh tình trạng gãy vỡ hay tuột mối nối khi vận hành. Loại van này thường được lắp đặt cho các đường ống có kích thước từ DN50 trở lên.
Ứng dụng nổi bật của van chặn trong thực tiễn
Van chặn được sử dụng rộng rãi trong nhiều hệ thống đường ống, từ công nghiệp đến dân dụng. Các ứng dụng tiêu biểu của van bao gồm:
- Hệ thống cấp nước sạch, nước sinh hoạt, xử lý nước thải tại các hộ gia đình, chung cư, tòa nhà cao tầng, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp
- Hệ thống PCCC, hệ thống điều hoà không khí HVAC
- Hệ thống trạm bơm, nước ngầm
- Hệ thống vận chuyển hóa chất, muối, axit, bazo
- Ngành công nghiệp khí đốt, lọc hóa dầu
- Nhà máy luyện kim
- Nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện
- Ngành công nghiệp hàng hải
- Hệ thống thủy lợi, tưới tiêu, nuôi trồng thuỷ sản
- ….
Nên mua van chặn ở đâu?
Nếu quý khách đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp van chặn cũng như các loại van công nghiệp khác với giá cả hợp lý, số lượng lớn, chính hãng thì Vaninox Hải Phát là một lựa chọn đáng cân nhắc.
Khi mua hàng tại Vaninox Hải Phát, quý khách sẽ nhận được những cam kết sau:
- Sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
- Đa dạng về mẫu mã, chất liệu, xuất xứ và kích thước, mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng.
- Hàng nhập khẩu chính hãng, không qua trung gian, kèm theo đầy đủ chứng nhận CO/CQ, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Bảo hành 12 tháng, xử lý nhanh chóng mọi yêu cầu bảo hành.
- Giao hàng tận nơi.
- Hỗ trợ tư vấn, giúp khách hàng đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất.
- Giá thành cạnh tranh, chính sách ưu đãi hấp dẫn.
Để nhận được ưu đãi tốt nhất khi mua van chặn, quý khách vui lòng liên hệ ngay với Vaninox Hải Phát qua hotline 0961 882 338. Đội ngũ tư vấn của chúng tôi rất sẵn sàng hỗ trợ khách hàng.
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 05/03/2025
Để một hệ thống khí nén hoặc các thiết bị điều khiển khí nén hoạt động ổn định, hiệu quả, đảm bảo chính xác thì van khí nén là thiết bị không thể thiếu. Vậy van khí nén là gì? Có các loại van khí nén nào? Cùng Van Hải Phát tìm hiểu chi tiết […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 04/03/2025
Hiện nay, khi nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng cao, sự ra đời và phát triển của van khóa nước 2 chiều đã trở thành giải pháp quan trọng trong quản lý và kiểm soát nguồn nước hiệu quả. Thiết bị này có vai trò như một “người quản lý” dòng chảy, giúp […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 17/02/2025
Van bướm điều khiển điện là thiết bị dùng để đóng mở, kiểm soát dòng chảy lưu chất trong hệ thống. Với khả năng điều khiển dòng chảy chính xác, hoạt động tự động, van bướm điện trở thành một phần quan trọng trong nhiều hệ thống khác nhau. Để tìm hiểu chi tiết hơn […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 15/02/2025
Van điện từ khí nén là thiết bị điều khiển lưu lượng dòng chảy khí, cho phép phân chia một luồng khí thành nhiều đường dẫn khác nhau bằng cách sử dụng từ trường sinh ra từ cuộn coil điện để điều khiển van đóng mở. Vậy van điện từ khí nén là gì? hãy […]
Xem thêm