Trang chủ » Công tắc dòng chảy là gì? Cấu tạo, cách thức hoạt động

Công tắc dòng chảy là gì? Cấu tạo, cách thức hoạt động

Công tắc dòng chảy được sử dụng nhằm mục đích theo dõi, kiểm soát và phát hiện xem bên trong đường ống có lưu chất hay không. Để hiểu rõ hơn về thiết bị này, hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Công tắc dòng chảy (flow switch) là gì?

Công tắc dòng chảy (Flow switch) hay công tắc cảm biến dòng chảy, công tắc lưu lượng, công tắc báo dòng chảy… là thiết bị được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống chất lỏng. Chức năng chính của Flow switch là giám sát và thông báo để người vận hành biết trong hệ thống có dòng chất lỏng lưu thông hay không.

công tắc dòng chảy là gì

Thiết bị có cấu tạo đơn giản với một thanh trạng thái hiển thị bên ngoài. Nhờ bộ cảm biến, công tắc có thể phát hiện và kiểm soát lưu lượng chất lỏng, gửi tín hiệu ra thanh trạng thái bên ngoài. Khi có chất lỏng lưu thông, công tắc ở trạng thái ON, ngược lại, khi không có chất lỏng sẽ ở trạng thái OFF. Tính năng này giúp người dùng dễ dàng kiểm tra tình trạng của hệ thống mà không cần thực hiện các phương pháp thủ công, từ đó giúp hệ thống vận hành liên tục, tiết kiệm thời gian và công sức.

Có hai loại công tắc dòng chảy chính là loại cơ và loại điện từ. Việc lựa chọn loại công tắc phù hợp phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, quy mô hệ thống, môi trường lưu chất sử dụng.

Hiện nay, công tác cảm biến dòng chảy được ứng dụng phổ biến trong hệ thống ống dẫn nước, nhà máy sản xuất, hệ thống PCCC, hệ thống bơm, hệ thống điều hòa không khí…

Thông số kỹ thuật Flow switch

  • Kích thước: DN15 – DN50
  • Chất liệu: Inox, đồng, gang, nhựa
  • Kết nối: Nối ren, nối bích
  • Áp suất: 10kg/cm2
  • Áp lực: 10bar
  • Thời gian xử lý: 2-15s
  • Nhiệt độ: – 20 độ C – 80 độ C
  • Tiêu chuẩn: IP67, IP68
  • Dạng vận hành: Dạng cơ và điện từ
  • Điện áp: 12V, 24V
  • Tín hiệu phát: ON, OFF
  • Môi trường lưu chất làm việc: Chất lỏng 
  • Bảo hành: 12 tháng

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của công tắc dòng chảy

1. Cấu tạo

Công tắc dòng chảy bao gồm hai bộ phận chính: bộ phận housing và bộ phận cảm biến.

cấu tạo công tắc dòng chảy

  • Bộ phận cảm biến: Đây là bộ phận lắp đặt bên trong công tắc, tiếp xúc trực tiếp với lưu chất. Cảm biến có thiết kế như một lá kim loại làm từ inox, thép, đồng… được ép mỏng. Khi lưu chất chảy qua, cảm biến sẽ phát hiện và truyền tín hiệu đến bộ phận housing.
  • Bộ phận housing: Đây là bộ phận điều khiển hoạt động đóng mở của thiết bị. Housing nằm ở bên ngoài, bao gồm thanh trạng thái. Khi nhận tín hiệu từ cảm biến, bộ phận housing sẽ phát tín hiệu ON hoặc OFF để xác định trong hệ thống có lưu chất hay không.

Ngoài ra, Flow switch còn gồm các chi tiết khác như thân vỏ cảm biến, cầu điều khiển, lò xo đàn hồi, lá chắn cảm biến, núm điều chỉnh lực lò xo, công tắc micro switch.

2. Nguyên lý hoạt động

Công tắc cảm biến dòng chảy có nguyên lý hoạt động đơn giản, vận hành hoàn toàn tự động, sử dụng áp lực dòng chảy và cảm biến bên trong để vận hành. Khi lưu chất đi qua đường ống sẽ tạo ra một áp suất nhất định. Đường ống càng lớn, tốc độ chảy càng nhanh thì áp lực càng lớn.

Trong tình huống này, cảm biến của công tắc sẽ thực hiện nhiệm vụ. Khi lá kim loại trong cảm biến nhận được áp lực từ dòng chảy, chúng sẽ nhanh chóng truyền tín hiệu ra bên ngoài đến bộ phận housing, chuyển thanh trạng thái sang chế độ ON. Ngược lại, khi không có áp lực, thanh trạng thái ở chế độ OFF, báo hiệu rằng trong hệ thống không có lưu chất. Điều này giúp người vận hành dễ dàng theo dõi và kiểm soát tình trạng bên trong hệ thống.

Phân loại công tắc dòng chảy

Trên thị trường, công tắc dòng chảy được phân thành 2 loại chính là dạng cơ và dạng điện từ.

các loại công tắc dòng chảy

Công tắc dòng chảy cơ

Công tắc cơ hoạt động dựa trên áp lực dòng chảy, với một lá kim loại gắn ở phía dưới thân housing. Khi lưu chất chảy qua, áp lực tác động lên lá kim loại khiến chúng chuyển động để bật, tắt thanh trạng thái.

Thiết bị này có khả năng vận hành ổn định, phát hiện lưu chất nhanh, dễ dàng tháo lắp, không đòi hỏi chuyên môn cao, giá thành rẻ nhưng độ bền lại thấp hơn so với công tắc điện từ, do đó cần được thay thế thường xuyên. Hiện nay loại công tắc này chủ yếu sử dụng trong các hệ thống bán công nghiệp hoặc dân dụng, không phù hợp với hệ thống quy mô lớn.

Công tắc dòng chảy điện từ

Loại công tắc này được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong các hệ thống quy mô lớn bởi những ưu điểm vượt trội. Khả năng cảm biến, phát hiện và thông báo tín hiệu đều tự động bằng điện từ, sử dụng nguồn điện áp đa dạng.

Ngoài ra, thiết bị này còn có độ nhạy tốt, hoạt động ổn định trong thời gian dài mà không ảnh hưởng đến năng suất làm việc, chịu được môi trường áp lực cao. Công tắc có độ bền cao, tuổi thọ sử dụng lâu dài nên không cần bảo trì hay thay mới thường xuyên, giúp tiết kiệm chi phí.

Tuy nhiên, nhược điểm của công tác cảm biến dòng chảy điện từ là giá thành cao, do đó thường chỉ được lắp đặt trong các hệ thống quy mô lớn, tự động hóa.

Điểm mạnh và hạn chế của công tắc dòng chảy

Điểm mạnh

Flow switch được sử dụng phổ biến trong các hệ thống lưu chất nhờ những ưu điểm nổi bật sau:

  • Giám sát, phát hiện dòng chảy trong hệ thống, giúp người vận hành dễ dàng nắm bắt và kiểm soát hệ thống.
  • Hoạt động nhanh chóng với độ chính xác cao, đảm bảo hiệu quả vận hành tối ưu.
  • Thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, dễ dàng lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng.
  • Dễ dàng kết nối với hệ thống thông qua các phương thức như nối ren hoặc mặt bích.
  • Sử dụng nguồn điện áp đa dạng, phù hợp với các vị trí lắp đặt khác nhau.
  • Độ bền cao, tuổi thọ sử dụng dài do chế tạo từ các vật liệu cao cấp như inox, đồng, gang, nhựa…
  • Thích hợp sử dụng trong các môi trường lưu chất khác nhau.

Hạn chế

Bên cạnh các ưu điểm kể trên, công tắc dòng chảy còn một số hạn chế như:

  • Lắp đặt đúng kỹ thuật để tránh gây hư hỏng.
  • Công tắc dạng cơ có độ bền trung bình, thích hợp sử dụng cho hệ thống nhỏ.
  • Công tắc điện từ có giá thành cao.

Tính đa dụng của công tắc dòng chảy

ứng dụng công tắc dòng chảy

Hiện nay, công tắc điện từ được ứng dụng nhiều trong các hệ thống, lĩnh vực sau:

  • Hệ thống máy bơm
  • Hệ thống PCCC
  • Hệ thống làm lạnh
  • Sử dụng để đo lưu lượng nước thải trong đường ống, kiểm tra xem đường ống có bị tắc nghẽn hay không
  • Kiểm tra lưu lượng nước trong đường ống sản xuất, đường ống sinh hoạt
  • Hệ thống bồn chứa nước
  • Đo lưu lượng hóa chất, xăng dầu trong đường ống
  • ….

Lưu ý khi sử dụng công tắc dòng chảy

Khi sử dụng công tắc dòng chảy, cần chú ý các vấn đề sau:

  • Khi lắp đặt, hãy kiểm tra kỹ các mối nối xem đã chắc chắn chưa. Nếu bị rò rỉ thì thiết bị sẽ không hoạt động ổn định.
  • Sử dụng đúng nguồn điện theo quy định của thiết bị, không dùng nguồn điện khác.
  • Tránh để nước bắn vào microswitch.
  • Không tháo lắp công tắc khi thiết bị đang có điện để tránh nguy cơ bị điện giật.
  • Lắp đặt thiết bị đúng hướng, nếu lắp sai có thể dẫn đến hoạt động sai lệch.
  • Tránh làm rơi hoặc va đập mạnh vì có thể gây hỏng hóc công tắc hoặc hoạt động không chính xác.
  • Sử dụng đúng loại ốc vít theo tiêu chuẩn, không sử dụng các loại ốc vít ngoài quy định.
  • Không nên sử dụng công tắc trong môi trường hóa chất ăn mòn.
  • Tốc độ dòng chảy chỉ nên đạt tối đa 2m/s hoặc thấp hơn.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về công tắc dòng chảy, có thể nói đây là thiết bị quan trọng trong các hệ thống chất lỏng, nhờ có chúng mà quá trình kiểm tra lưu chất dễ dàng hơn, không tốn nhiều công sức và thời gian.

Nếu quý khách cần tư vấn chi tiết hoặc mua công tắc dòng chảy, vui lòng liên hệ với Van Inox Hải Phát qua HOTLINE 0961 882 338. Chúng tôi chuyên cung cấp các loại van công nghiệp, thiết bị phụ kiện công nghiệp uy tín, chính hãng tại thị trường Việt Nam, cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của quý khách hàng.

ĐỌC THÊM:

Đánh giá post

Bài viết liên quan

Van bướm điều khiển điện là gì? Đánh giá ưu điểm, nhược điểm

Van bướm điều khiển điện là gì? Đánh giá ưu điểm, nhược điểm

Đăng vào ngày: 17/02/2025

Van bướm điều khiển điện là thiết bị dùng để đóng mở, kiểm soát dòng chảy lưu chất trong hệ thống. Với khả năng điều khiển dòng chảy chính xác, hoạt động tự động, van bướm điện trở thành một phần quan trọng trong nhiều hệ thống khác nhau. Để tìm hiểu chi tiết hơn […]

Xem thêm
Van điện từ khí nén là gì? Cấu tạo, phân loại và ứng dụng?

Van điện từ khí nén là gì? Cấu tạo, phân loại và ứng dụng?

Đăng vào ngày: 15/02/2025

Van điện từ khí nén là thiết bị điều khiển lưu lượng dòng chảy khí, cho phép phân chia một luồng khí thành nhiều đường dẫn khác nhau bằng cách sử dụng từ trường sinh ra từ dòng điện để điều khiển van đóng mở. Để hiểu rõ hơn về loại van này, hãy cùng […]

Xem thêm
Van điện từ 220V inox, đồng, nhựa đa dạng kích thước

Van điện từ 220V inox, đồng, nhựa đa dạng kích thước

Đăng vào ngày: 23/01/2025

Van điện từ 220V là dòng van thông dụng nhất hiện nay, hoạt động tự động với điện áp 220V. Đây cũng chính là nguồn điện lưới quốc gia nên có thể dễ dàng lắp đặt van ở nhiều vị trí. Vậy van điện từ 220V là gì? Giá van điện từ điên áp 220V […]

Xem thêm
Van điện từ (Solenoid Valve) là gì? Cấu tạo, phân loại, ứng dụng

Van điện từ (Solenoid Valve) là gì? Cấu tạo, phân loại, ứng dụng

Đăng vào ngày: 22/01/2025

Van điện từ được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp để thực hiện chức năng đóng mở van và kiểm soát lưu lượng chất lỏng. Vậy van điện từ là gì? Van điện từ có tác dụng gì? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Van inox Hải Phát để biết thêm […]

Xem thêm
zaloChat Zalo Địa chỉ